Site icon Tư Vấn Nhật Hướng

Làm thế nào để đăng ký bảo hộ và được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Để được pháp luật bảo hộ tài sản trí tuệ, đa phần các trường hợp bạn phải thực hiện những thủ tục đăng ký nhất định để được thừa nhận quyền. Chẳng hạn, quyền sở hữu đối với sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bố trí mạch tích hợp bán dẫn chỉ phát sinh kể từ thời điểm được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Ngược lại, đối với một số loại quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ sẽ tự động phát sinh cho chủ sở hữu khi nó được tạo ra. Chẳng hạn, quyền SHTT đối với đối tượngquyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả sẽ mặc nhiên phát sinh cho các chủ thể có quyền kể từ khi nó được hình thành. Cụ thể:

Vì vậy, tùy thuộc vào đối tượng và bản chất của các tài sản trí tuệ hiện hữu mà bạn có thể chọn được phương thức bảo hộ phù hợp để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Một số trường hợp bạn hoàn toàn có thể đăng ký bảo hộ kép đối với một tài sản trí tuệ nhằm kéo dài thời gian bảo hộ và mở rộng phạm vi bảo hộ đối với tài sản trí tuệ đó, tránh các đối thủ cạnh tranh sao chép, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài. Tuy nhiên một số trường hợp bạn chỉ có thể lựa chọn một loại hình bảo hộ nhất định do sự khác biệt về đặc tính của các loại hình này. Vì vậy, bạn phải cân nhắc trên cơ sở ưu nhược điểm của từng đối tượng tài sản trí tuệ được bảo hộ và nhu cầu của mình trước khi ra quyết định.

Ví dụ: Một bản vẽ mỹ thuật được dùng làm nhãn hiệu đối với sản phẩm là một chai nước có gas. Bản vẽ này vừa có thể được đăng ký bảo hộ quyền tác giả với tư cách là tác phẩm mỹ thuật vừa có thể song song được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với tư cách là một nhãn hiệu.

Ví dụ: Việc bảo vệ công thức bí mật của sản phẩm Cocacola. Nếu bạn chọn bảo hộ công thức này dưới dạng sáng chế thì nó có ưu điểm là căn cứ xác lập quyền sở hữu vững chắc khi phát sinh tranh chấp, tuy nhiên thời hạn bảo hộ là có hạn, chỉ 20 năm. Ngược lại, nếu bạn chọn bảo hộ công thức này dưới dạng kinh doanh thì nhược điểm là khó chứng minh quyền sở hữu với công thức này khi phát sinh tranh chấp và cá nhân, tổ chức khác có thể sử dụng công thức này nếu họ khám phá ra được công thức bằng các biện pháp hợp pháp như phân tích ngược từ thành phẩm, song song đó nó lại có ưu điểm là thời gian bảo hộ không giới hạn. Hiện nay, công thức Cocacola vẫn được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh.

Hãy thực hiện ngay các biện pháp bảo hộ các tài sản trí tuệ của bạn, lưu ý đến các tài sản trí tuệ mà cơ chế bảo hộ chỉ được xác lập thông qua thủ tục đăng ký như nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của hàng hóa,…kể cả khi việc thực hiện các công việc này ở thời điểm hiện tại chưa ghi nhận nhiều giá trị. Tuy nhiên, sự thành công khó ước lượng của sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ làm tăng giá trị của các tài sản trí tuệ này. Việc đợi đến khi sản phẩm, dịch vụ, nhãn hiệu đã nổi tiếng mới bắt đầu việc đăng ký có khi đã quá muộn. Bạn hãy nhìn vào câu chuyện thương hiệu nước mắm Phú Quốc và cà phê Buôn Mê Thuộc từng bị Trung Quốc đăng ký và nắm giữ để làm bài học cho riêng mình.

Exit mobile version