1. Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền
Có nhiều yếu tố vật chất và phi vật chất cấu thành nên thương hiệu của một công ty. Từ những sản phẩm, dịch vụ đến các yếu tố nhận diện bằng hình ảnh như thiết kế bao bì sản phẩm, nhãn hàng hóa, logo công ty, slogan định vị,…tất cả đều là những tài sản trí tuệ cấu thành nên thương hiệu.
Tuy nhiên, quyền sở hữu các tài sản này không phải lúc nào cũng thuộc về người sáng tạo ra nó. Tên sản phẩm hoặc hình ảnh nhận diện của một công ty hoàn toàn có thể bị các đối thủ cạnh tranh nhanh tay đăng ký trước và trở thành chủ sở hữu hợp pháp của thương hiệu này. Họ có toàn quyền được pháp luật bảo vệ và có thể yêu cầu chủ sở hữu thật sự ban đầu ngừng sử dụng tên sản phẩm/hình ảnh/thương hiệu.
Tại sao? Bởi, theo pháp luật Việt Nam cơ sở duy nhất để ghi nhận quyền sở hữu đối với phần lớn tài sản trí tuệ cấu thành nên thương hiệu đều chỉ được pháp luật ghi nhận và bảo vệ khi và chỉ khi được đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hợp pháp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
“Tài sản trí tuệ và thương hiệu đúng là của bạn nhưng không gì có thể ngăn chặn những đối thủ nộp đơn đăng ký và sở hữu nó trước bạn ngay khi họ nhìn thấy nó.”
2. Sau khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, công ty sẽ có quyền lợi gì?
Pháp luật Việt Nam hiện hành đã xây dựng một loạt công cụ bảo hộ nhằm giúp chủ sở hữu của các tài sản trí tuệ bảo vệ thành quả lao động trí tuệ của mình. Việc bảo hộ pháp lý các tài sản trí tuệ thông qua hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ mang lại cho chủ sở hữu quyền sử dụng những tài sản trí tuệ một cách hợp pháp, độc quyền trong một thời hạn nhất định tối thiểu từ 10 năm hoặc mãi mãi, tránh sự sao chép, xâm phạm từ các đối thủ khác. Phạm vi bảo hộ và thời hạn bảo hộ tùy thuộc vào loại tài sản trí tuệ mà công ty đăng ký.
Chủ sở hữu một tài sản trí tuệ tại Việt Nam thông thường sẽ có các quyền cơ bản sau:
- Quyền tự mình sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng tài sản trí tuệ đã được bảo hộ;
- Quyền ngăn cấm người khác sử dụng tài sản trí tuệ của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam, kể cả những hình ảnh, thương hiệu khác có khả năng gây nhầm lẫn;
- Quyền định đoạt tài sản trí tuệ gồm: bán, chuyển nhượng, li-xăng (cho phép người khác sử dụng), hoặc từ bỏ tài sản trí tuệ đã được bảo hộ.
- Quyền áp dụng các biện pháp tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân, tổ chức có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và yêu cầu được bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh đó, việc đăng ký bảo hộ tại Việt Nam còn là cơ sở nền tảng để có thể mở rộng phạm vi đăng ký bảo hộ đến các quốc gia khác trên thế giới.
3. Đăng ký bảo hộ thương hiệu cần bao nhiêu thời gian?
Tùy thuộc vào từng loại tài sản trí tuệ mà thời gian đăng ký bảo hộ là khác nhau, giao động từ 6 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên kể từ thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ hợp lệ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ sở hữu đã được ghi nhận quyền ưu tiên bảo hộ đối với tài sản trí tuệ này.
Bởi, cùng một tài sản trí tuệ thì quyền sở hữu sẽ được pháp luật ghi nhận cho người nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền đầu tiên.
4. Chi phí để đăng ký bảo hộ thương hiệu là bao nhiêu và được bảo hộ trong bao lâu?
Chi phí đăng ký và thời hạn bảo hộ thương hiệu sẽ tùy thuộc vào hình thức bảo hộ và loại tài sản bảo hộ. Các hình thức bảo hộ được thừa nhận và sử dụng phổ biến hiện nay là nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, quyền tác giả,…
Bảo hộ thương hiệu dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp thường áp dụng đối với kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm, bao bì,…. Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối đa lên đến 15 năm. Chi phí đăng ký bảo hộ chỉ từ 3.900.000 đồng. Tương ứng 250.000 đồng/năm bảo hộ.
Bảo hộ thương hiệu dưới hình thức nhãn hiệu thường áp dụng đối với tên sản phẩm/logo/slogan định vị. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu cơ bản là 10 năm, được phép gia hạn không hạn chế mỗi lần 10 năm. Chi phí đăng ký bảo hộ từ 2.850.000 đồng. Tương ứng 280.000 đồng/năm bảo hộ.
Chi tiết tư vấn lựa chọn phương thức bảo hộ phù hợp cho thương hiệu hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0931 009 677 hoặc Luật sư tư vấn trực tiếp 0931 098 677.
Trân trọng!
Để lại một bình luận