• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

Tư Vấn Nhật Hướng

Kiểm soát rủi ro pháp lý, vững chắc đầu tư

  • Tiếng ViệtTiếng Việt
  • EnglishEnglish

Khi nào được đơn phương ly hôn?

19 Tháng Bảy, 2017 By Hân Nguyễn Để lại bình luận

1. Đơn phương ly hôn là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trong trường hợp đơn phương ly hôn, là khi ly hôn xuất phát từ ý chí của một bên vợ hoặc chồng thì chỉ khi người nộp đơn ly hôn chứng minh được việc ly hôn là có căn cứ thỏa mãn các điều kiện của pháp luật thì mới được tòa án chấp thuận cho ly hôn.

Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

Vợ hoặc chồng đều có quyền đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Đây là trường hợp giới hạn của quyền đơn phương ly hôn.

2. Điều kiện đơn phương ly hôn

Điều kiện đơn phương ly hôn được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, như sau:

– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn

– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn khi một bên vơ, chồng do mắc bệnh  tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Trường hợp 1:  Ly hôn do mâu thuẫn vợ chồng

  • Căn cứ ly hôn:

Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

  • Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

–  Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

–  Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;..”

  • Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
  • Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

(Điểm a.1 Khoản a Điều 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP)

Như vậy, luật quy định rất rõ “bạo lực gia đình” là căn cứ để giải quyết cho ly hôn. Còn đối với những vi phạm khác, những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng trong đời sống vợ chồng… là lý do để ly hôn thì luật cũng quy định rõ ràng rằng phải có cơ sở nhận định chung rằng tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì mới giải quyết cho ly hôn. 

Trường hợp 2: Ly hôn do một bên mất tích

Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích

( Khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự 2015)

  • Căn cứ ly hôn:

Theo như quy định tại Khoản b điều 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP thì có 2 trường hợp Tòa án giải quyết cho ly hôn do một bên mất tích như sau:

  • Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
  • Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.
  • Theo như quy định tại Khoản 2 điều 56 thì Tòa án giải quyết cho ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn. Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn luôn mà không cần phải qua hòa giải

Như vậy, tùy từng trường hợp ly hôn mà điều kiện ly hôn là khác nhau. Khi có đủ những điều kiện trên thì tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương và người yêu cầu ly hôn đơn phương phải có nghĩa vụ chứng minh những căn cứ mà mình đã nêu trong đơn khởi kiện.

Chuyên viên Huỳnh Như

Tư vấn Nhật Hướng

Thuộc chủ đề:Bình luận chuyên ngành

Tư Vấn Nhật Hướng

Giúp khách hàng giải quyết hai vấn đề lớn trong môi trường kinh doanh phức tạp và đầy rủi ro hiện nay:

- Vận dụng được sự ưu đãi trong hệ thống pháp luật để để tối ưu hóa lợi nhuận;

- Có phương án tự bảo vệ mình trước những rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh đầy biến động và hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện.

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Sidebar chính

Tìm Kiếm

Bản tin Nhật Hướng

Đăng ký nhận các tài liệu độc quyền từ Tư Vấn Nhật Hướng

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Có gì đó sai sai ^^

Cam kết bảo mật

  • Nổi bật
  • Mới nhất
  • Danh mục
Nổi bật
Mới nhất
Danh mục

Footer

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TƯ VẤN NHẬT HƯỚNG

Mã số thuế: 1801598009.

Địa chỉ tại: 286, đường Phạm Hùng, Phường Lê Bình, Quận Cái Răng, Cần Thơ.

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng luật sư số 57-01-0169/TP/ĐKHĐ do Sở Tư pháp cấp lần đầu ngày 19/3/2018, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 08/5/2018.

  • Tra cứu Văn bản Pháp luật MIỄN PHÍ
  • Lưu ý về dịch vụ tư vấn miễn phí
  • Dịch vụ thành lập công ty
  • Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu (sở hữu trí tuệ)
  • Dịch vụ Thuê ngoài bộ máy vận hành – BPO
  • Dịch vụ Luật sư riêng cho doanh nghiệp
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn
  • Dịch vụ Luật sư Giải quyết tranh chấp và Tranh tụng
  • Dịch vụ Pháp lý khác
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách thanh toán và xử lý khiếu nại
  • Giấy phép hoạt động kinh doanh VPLS Tư Vấn Nhật Hướng
  • Liên hệ

Copyright © 2023 · Tư Vấn Nhật Hướng · Designed by Kien Huynh ·