Trình tự, thủ tục và hồ sơ khi ly hôn đơn phương thì tuân thủ theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015
1. Quy trình ly hôn đơn phương
Quy trình ly hôn đơn phương được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Vợ hoặc chồng nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc.
Hồ sơ đơn phương ly hôn
Hồ sơ xin đơn phương ly hôn gồm những loại giấy tờ sau:
- Đơn xin li hôn.
- Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn (bản gốc).
- Bản sao chứng minh thư nhân dân của nguyên đơn (có chứng thực).
- Bản sao sổ hộ khẩu (có chứng thực).
- Bản sao giấy khai sinh của các con (có chứng thực – nếu có).
- Các tài liệu chứng minh về tài sản chung hoặc tài sản riêng vợ chồng ( nếu có).
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn
Bước 3: Căn cứ thông báo của Tòa án đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự
Trong trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
- Hòa giải khi ly hôn
- Hòa giải trong ly hôn được thực hiện với mong muốn giúp hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang bên bờ vực thẳm đồng thời, tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như tiền bạc của các bên. Song việc tối đa hóa hiệu quả của thủ tục hòa giải trên thực tế là một chặng đường không dễ dàng bởi những rào cản xuất phát từ cả pháp luật và thực tiễn.
- Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khi giải quyết ly hôn sẽ có thủ tục hòa giải ở cơ sở (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn) và hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý). Hai thủ tục này có những khác biệt nhất định
2. Hòa giải tại Tòa án
Hòa giải tại Tòa án là một trong những thủ tục bắt buộc tại đối với vụ án ly hôn đơn phương và kể cả thuận tình ly hôn. Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán sẽ phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án, quyền và nghĩa vụ liên quan của các bên, phân tích hậu quả của việc hòa giải thành để họ tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Hòa giải không thành là khi các bên không thỏa thuận được với nhau về một hoặc các yêu cầu mà các bên đã đưa ra
Việc hòa giải cơ sở được khuyến khích nhưng không bắt buộc. Tuy nhiên, được nhà nước khuyến khích; bởi vì mục đích của việc hòa giải cơ sở là giúp các bên tự thỏa thuận giải quyết được các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ và giữ gìn, cũng cố tình cảm gia đình.
3. Kết quả của việc hòa giải
Trường hợp 1: sau khi hòa giải vợ, chồng không đồng ý ly hôn
Trong trường hợp hòa giải mà vợ, chồng muốn quay lại với nhau không muốn ly hôn nữa thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải đoàn tụ thành, sau đó ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Trường hợp 2: sau khi hòa giải vợ, chồng đồng ý ly hôn
Nếu vợ, chồng đồng ý ly hôn và thỏa thuận giải quyết được vấn đề tài sản, con cái thì là hòa giải thành và Tòa sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của hai bên. Nếu vợ, chồng đồng ý ly hôn nhưng không thỏa thuận được vấn đề tài sản và con cái thì hòa giải không thành và Tòa án sẽ đưa ra xét xử vụ án ly hôn.
Trường hợp người chồng/vợ bị kiện yêu cầu ly hôn không chịu ra tòa thì sao?
Theo như quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ triệu tập các đương sự và tiến hành hòa giải, nếu bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu tại phiên tòa xét xử mà bị đơn vẫn không có mặt mà không có lý do chính đáng thì phiên tòa sẽ xét xử vắng mặt bị đơn (Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự
4. Vấn đề ly thân
Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành hoàn toàn không có chế định về ly thân. Vì luật không quy định nên không có một định nghĩa chính xác về ly thân, cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho ly thân theo hướng ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly thân. Trong quy định về căn cứ cho ly hôn cũng không có quy định là vợ chồng phải sống ly thân một thời gian rồi mới được ly hôn.
Ly thân, hiểu đơn giản là hai người vẫn còn là vợ, chồng nhưng không sống chung với vợ hoặc chồng của mình nữ. Mục đích của ly thân, theo quy định của luật pháp các nước là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng hoặc tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời để các bên có thời gian suy ngẫm, ăn năn hối cải, khắc phục lỗi lầm, sửa đổi tính tình, tha thứ cho nhau… để vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con chung và tài sản.
Mặt khác, nếu qua quá trình ly thân mà tình trạng vợ chồng vẫn trầm trọng, vợ hoặc chồng vẫn chứng nào tật nấy, không cảm thông, tha thứ cho nhau, không khắc phục lỗi lầm, không dung hòa… khi ấy, các bên có thể xin ly hôn.
Như vậy, ly thân là để hướng đến sự đoàn tụ, chứ không phải để hướng đến ly hôn. Với ý nghĩa đó, ly thân không phải là bước đệm để ly hôn. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian ly thân mà các bên vẫn không thể nào đoàn tụ được, lúc đó ly thân là cơ sở để tòa án xem xét giải quyết thủ tục ly hôn.
Chuyên viên Huỳnh Như
Tư vấn Nhật Hướng
Để lại một bình luận