Do chịu bị phụ thuộc và chi phối kinh tế từ Người sử dụng lao động hoặc đôi khi do sự sai sót vô ý trong chuyên môn dẫn đến các sai phạm mà từ đó là hậu quả một số kế toán viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự mới mức hình phạt lên đến 20 năm tù.
Sau đây, Tư vấn Nhật Hướng sẽ liệt kê một số hành vi trong lĩnh vực kế toán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện, người đồng phạm để các kế toán viên lưu ý nhằm tránh các vi phạm đáng tiếc.
1. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
Đây là quy định mới tại Bộ luật Hình sự năm 2015 và là điều luật có mục tiêu hướng đến các kế toán viên khá cụ thể trong việc thực hiện các hành vi bị pháp luật cấm khá phổ biến ở các doanh nghiệp, ví dụ như giả mạo, khai man, thỏa thuận, tẩy xóa tài liệu kế toán hoặc lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán, mặc dù được thực hiện dưới sức ép của người sử dụng lao động.
Phần lớn các hành vi vi phạm được liệt kê tại điều luật là phạm vi công việc của các kế toán viên nên các kế toán viên có thể dễ dàng bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm hoặc là người đồng phạm khác (với vai trò: người tổ chức, người xúi giục, hay người giúp sức).
Bộ luật hình sự 2015 | Bộ luật hình sự 1999, SĐBS 2009 |
Điều 221. Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán; b) Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật; c) Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán; d) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán; đ) Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán. 2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm: a) Vì vụ lợi; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. | Không quy định |
2. Tội trốn thuế Điều 161 BLHS 1999 – điều 200 BLHS 2015
Chủ thể của tội phạm này là những người mà theo quy định phải nộp thuế như doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp; cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân,…nhưng không thực hiện đúng và đủ theo quy định của pháp luật.
Kế toán viên tuy không thể là chủ thể trực tiếp của tội này nhưng họ có thể là bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách đồng phạm trong vai trò tổ chức, xúi giục, hay giúp sức với người có trách nhiệm nộp thuế bởi để thực hiện được hành vi trốn thuế đòi hỏi người thực hiện phải có một lượng kiến thức chuyên môn nhất định.
Ví dụ: đồng phạm trong vai trò người giúp sức khi tư vấn cho người nộp thuế xử lý hóa đơn đầu ra đầu vào để trốn thuế.
Bộ luật hình sự 2015 | Bộ luật hình sự 1999, SĐBS 2009 |
Điều 200. Tội trốn thuế 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật; b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán; d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn; đ) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan; g) Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; h) Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa; i) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. | Điều 161. Tội trốn thuế 1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm. 3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. |
3. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước theo Điều 164a BLHS 1999 – Điều 203 của BLHS 2015)
Chủ thể phạm tội này đã được Thông tư 10/2013 liệt kê, cụ thể bao gồm:
- Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn;
- Cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.
Do nội dung công việc của kế toán viên là các vấn đề liên quan đến chế độ kế toán, báo cáo thuế và trực tiếp xử lý số liệu thông qua hóa đơn, chứng từ. Các hóa đơn này thường do các kế toán viên phụ trách viết, xuất cho bên thứ ba hoặc tham mưu ý kiến cho chủ doanh nghiệp. Vì vậy, đối với Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước, kế toán viên khi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm hoặc là người đồng phạm khác (với vai trò: người tổ chức, người xúi giục, hay người giúp sức)
Bộ luật hình sự 2015 | Bộ luật hình sự 1999, SĐBS 2009 |
Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước 1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên; đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên; e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
| Điều 164a. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước 1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Hóa đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn; đ) Thu lợi bất chính lớn; e) Tái phạm nguy hiểm; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” |
4. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước theo Điều 164b BLHS 1999 – Điều 204 của BLHS 2015
Bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ ở đa số các doanh nghiệp là nhiệm vụ trực tiếp của kế toán viên vì vậy trong trường hợp vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hoặc cho người khác thì kế toán viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tư cách chủ thể trực tiếp thực hành hoặc là người đồng phạm khác trong vai trò người tổ chức, người xúi giục, hay người giúp sức,..
Bộ luật hình sự 2015 | Bộ luật hình sự 1999, SĐBS 2009 |
Điều 204. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước 1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hoặc cho người khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. | Điều 164b. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước 1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” |
TƯ VẤN NHẬT HƯỚNG
[…] Kế toán viên cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự! […]