• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer

Tư Vấn Nhật Hướng

Kiểm soát rủi ro pháp lý, vững chắc đầu tư

  • Tiếng ViệtTiếng Việt
  • EnglishEnglish

Khi nào Công an được phép khám xét nhà ở?

13 Tháng Chín, 2017 By Hân Nguyễn Để lại bình luận

  1. Căn cứ để khám xét

Hiến pháp quy định rất rõ về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Đó là, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Tại Điều 12 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng có quy định: “Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân. Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”.

Việc khám xét chỗ ở chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám xét chỗ ở cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

Như vậy, khi có đủ các căn cứ theo quy định trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và cơ quan công an nói riêng được phép khám xét chỗ ở của công dân và việc khám xét phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thẩm quyền và trình tự, thủ tục khám xét.

  1. Trình tự, thủ tục khám xét

Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám xét. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản khám xét.

Theo căn cứ tại Khoản 1 Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện quy định:

Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Bên cạnh đó,  khi tiến hành khám xét chỗ ở những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.

Như vậy, khi khám xét nhà thì phải có mặt người đó hoặc người trên 18 tuổi cùng chỗ ở và có đại diện chính quyền nơi đó chứng kiến. Không được khám xét vào ban đêm và những người có mặt nơi khám xét không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám cho đến khi khám xong.

  1. Thẩm quyền ra lệnh khám xét

Theo quy định tại Điều 193 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì những người có thẩm quyền sau đây có quyền ra lệnh khám xét:

  1. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
  2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

            Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp thì những người có thẩm quyền sau đây có quyền ra lệnh khám xét:

  1. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
  2. Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
  • Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.

Như vậy, chỉ những người có thẩm quyền nêu trên mới có quyền ra lệnh khám xét.

  1. Khám xét trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 158 Bộ luật hình sự 2015 thì người có hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trong trường hợp người khám xét lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người thực hiện hành vi khám xét trái pháp luật còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

Chuyên viên Huỳnh Như

Tư vấn Nhật Hướng

5 (100%) 1 vote

Chia sẻ:

  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Opens in new window)
  • Bấm để chia sẻ trên Google+ (Opens in new window)
  • Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
  • Bấm để chia sẻ trên Pinterest (Opens in new window)
  • Bấm để chia sẻ trên Pocket (Opens in new window)
  • Bấm để gửi cho bạn bè (Opens in new window)
  • Bấm để in ra (Opens in new window)

Có liên quan

Những thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành

Những thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành

20 Tháng Một, 2017

Trong “Thuế – Kế toán – Hành chính”

DOWNLOAD EBOOK Hỏi đáp khởi nghiệp của VIAC Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

DOWNLOAD EBOOK Hỏi đáp khởi nghiệp của VIAC Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

5 Tháng Một, 2017

Trong “Khởi sự kinh doanh: 101 kiến thức cần biết”

Giấy tay trong giao dịch nhà đất, liệu có nên?

Giấy tay trong giao dịch nhà đất, liệu có nên?

4 Tháng Năm, 2016

Trong “Tin tức pháp luật”

Chuyên mục: Tin tức pháp luật

TƯ VẤN NHẬT HƯỚNG

Giúp khách hàng giải quyết hai vấn đề lớn trong môi trường kinh doanh phức tạp và đầy rủi ro hiện nay:

– Vận dụng được sự ưu đãi trong hệ thống pháp luật để để tối ưu hóa lợi nhuận;

– Có phương án tự bảo vệ mình trước những rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh đầy biến động và hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện.

Reader Interactions

Trả lời

Đã đăng nhập bằng tài khoản Hân Nguyễn. Đăng xuất?

Primary Sidebar

TÌM KIẾM

BẢN TIN NHẬT HƯỚNG

Đăng ký nhận các tài liệu độc quyền từ Tư Vấn Nhật Hướng

Cam kết bảo mật

  •  NỔI BẬT
  •  MỚI NHẤT
  •  DANH MỤC
  • Kế toán viên cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự!
  • Thành lập công ty tại Cần Thơ – Một số vấn đề cần lưu ý
  • Tại sao phải thành lập doanh nghiệp để khởi nghiệp?
  • Chuyển các khoản phụ cấp lương hiện tại thành các khoản hỗ trợ, tiền thưởng – phương thức tránh bảo…
  • 1
  • …
  • 32
  • NEXT

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Skype (Opens in new window)
  • Click to share on Pinterest (Opens in new window)
  • Click to share on Pocket (Opens in new window)
  • Click to email a link to a friend (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)

Related

Thuộc chủ đề:Bình luận chuyên ngành, Tin tức pháp luật

Tư Vấn Nhật Hướng

Giúp khách hàng giải quyết hai vấn đề lớn trong môi trường kinh doanh phức tạp và đầy rủi ro hiện nay:

- Vận dụng được sự ưu đãi trong hệ thống pháp luật để để tối ưu hóa lợi nhuận;

- Có phương án tự bảo vệ mình trước những rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh đầy biến động và hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện.

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Sidebar chính

Tìm Kiếm

Bản tin Nhật Hướng

Đăng ký nhận các tài liệu độc quyền từ Tư Vấn Nhật Hướng

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Có gì đó sai sai ^^

Cam kết bảo mật

  • Nổi bật
  • Mới nhất
  • Danh mục
Nổi bật
Mới nhất
Danh mục

Footer

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TƯ VẤN NHẬT HƯỚNG

Mã số thuế: 1801598009.

Địa chỉ tại: 286, đường Phạm Hùng, Phường Lê Bình, Quận Cái Răng, Cần Thơ.

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng luật sư số 57-01-0169/TP/ĐKHĐ do Sở Tư pháp cấp lần đầu ngày 19/3/2018, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 08/5/2018.

  • Tra cứu Văn bản Pháp luật MIỄN PHÍ
  • Lưu ý về dịch vụ tư vấn miễn phí
  • Dịch vụ thành lập công ty
  • Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu (sở hữu trí tuệ)
  • Dịch vụ Thuê ngoài bộ máy vận hành – BPO
  • Dịch vụ Luật sư riêng cho doanh nghiệp
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn
  • Dịch vụ Luật sư Giải quyết tranh chấp và Tranh tụng
  • Dịch vụ Pháp lý khác
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Chính sách thanh toán và xử lý khiếu nại
  • Giấy phép hoạt động kinh doanh VPLS Tư Vấn Nhật Hướng
  • Liên hệ

Copyright © 2022 · Tư Vấn Nhật Hướng · Designed by Kien Huynh ·