6.Vội vàng thuê nhân viên
Tuyển dụng là một ý tưởng hay khi bạn có thể thuê những nhân viên giỏi làm thay mình, nhưng nếu bạn không hiểu về công việc của nhân viên, làm thế nào họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ và những trở ngại gì họ sẽ phải đối mặt. Từ đó, bạn sẽ kết thúc việc thuê những nhân viên mà không đáp ứng mong đợi của bạn.
Hệ quả: Việc thuê các nhân viên toàn thời gian khi không đảm bảo lượng công việc để họ tạo ra thu nhập cho bạn sẽ nuốt hết nguồn vốn ban đầu khởi nghiệp quý giá của bạn.
Giải pháp: Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp là phương án hoàn hảo nhưng là về lâu dài khi bạn đã có đủ kinh nghiệm, khối lượng công việc đủ để sử dụng nhân viên hết công suất và quan trọng là dư tiền để trả các khoản lương và phúc lợi khác cho họ. Tuy nhiên, giải pháp trước mắt là các starup thường phải tự làm tất cả các sự vụ hành chính, kế toán,… hoặc lựa chọn các phương án thuê ngoài theo thời vụ tiết kiệm chi phí hơn để dành thời gian cho việc phát triển kinh doanh của công ty.
7. Lập website và kinh doanh trên mạng không đúng luật
Thương mại điện tử và marketing online là hai xu thế kinh doanh hiện đại đáp ứng nhu cầu về thương mại toàn cầu và giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên việc sử dụng tùy tiện các phương thức bán hàng thông qua các website tự lập không đúng quy định pháp luật sẽ dẫn đến các hệ quả sau:
– Buộc đóng website
– Bị phạt tiền
– Bị truy tố hình sự có khả năng lãnh án tù nếu rơi vào tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
Giải pháp:
Nghiên cứu cẩn thận về loại hình website dự tính hoạt động và các quy định của pháp luật về điều kiện hoạt động, thủ tục đăng ký và phạm vi hoạt động đối với từng loại hình website:
– Website bán hàng;
– Sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Mạng xã hội;
– Sàn đấu giá trực tuyến;
8. Không quan tâm về sở hữu trí tuệ
Nếu bạn đang phát triển một sản phẩm, công nghệ hay dịch vụ độc đáo, bạn cần phải thực sự quan tâm đến những thủ tục và phương thức để bảo vệ sản phẩm trí tuệ mà bạn đã phát triển. Bên cạnh đó cũng nên lưu ý đến việc liệu bạn có đang xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của người khác hay không.
Việc không quan tâm đến sở hữu trí tuệ có thể dẫn đến các hệ quả sau:
– Thương hiệu, sáng chế của bạn bị người khác sử dụng hoặc đăng ký bảo hộ trước bạn;
– Bạn vô tình sử dụng thương hiệu của người khác dẫn đến bị kiện và bồi thường.
Giải pháp:
Lưu ý đến việc đăng ký bảo hộ các tài sản trí tuệ quý giá của bạn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:
– Nhãn hiệu, logo, slogan, các thông điệp định vị doanh nghiệp và sản phẩm
– Sáng chế
– Kiểu dáng công nghiệp của các sản phẩm;
– Quyền tác giả,..
9. Thực hiện sai quy định về thuế, kế toán
Khi kinh doanh buộc bạn phải ghi nhận quá trình kinh doanh và đóng thuế, với nhiều loại thuế khác nhau mà việc không áp dụng đúng các quy định về thuế, kế toán dành riêng cho loại hình kinh doanh của bạn sẽ dẫn đến các hệ quả sau:
– Nộp phạt do kê khai và đóng thuế sai, một số trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Nộp phạt do không nộp thuế vì không biết mình phải nộp;
– Không tận dụng được các ưu đãi về thuế dành cho mình;
– Bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Hành vi không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm – Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015
Giải pháp:
Hãy tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng hoặc tìm đến tư vấn tại các chuyên gia để xác định các vấn đề sau:
– Loại thuế cần phải nộp;
– Thời hạn báo cáo và nộp từng loại thuế;
– Các ưu đãi về thuế có thể tận dụng.
Sau khi nghiên cứu hãy nghiêm túc thực hiện các quy định đó hoặc thuê ngoài các công ty tư vấn có kinh nghiệm để họ thực hiện thay bạn các công việc chuyên môn này nhằm tránh các hệ quả đáng tiếc về quyền tự do của bản thân và tổn thất về tài sản.
10. Không có điểm tựa pháp lý thường xuyên
Hoạt động kinh doanh luôn các phát sinh các vấn đề hằng ngày và bạn luôn phải giải quyết chúng trên cơ sở tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các rủi ro về pháp lý khi vận hành doanh nghiệp như khách hàng hủy hợp đồng giữa chừng, phát sinh vấn đề với các cơ quan nhà nước,… cũng là vấn đề thường gặp.
Việc không trang bị đầy đủ các kiến thức pháp lý để đối mặt với các vấn đề này sẽ khiến hoạt động của công ty đình trệ, mất uy tín trước khách hàng, bị thiệt hại do các cơ quan có thẩm quyền xử phạt,…
Hãy tìm tòi nghiên cứu các quy định pháp luật áp dụng cho riêng lĩnh vực hoạt động của mình và tuân thủ. Hoặc tìm đến các công ty tư vấn thường xuyên để họ xây dựng các phương án phòng chống rủi ro hiệu quả cho riêng công ty bạn và các biện pháp xử lý rủi ro phát sinh nhanh gọn tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bên cạnh đó, các công ty tư vấn sẽ giúp việc tuân thủ pháp luật của bạn nhẹ nhàng hơn trên cơ sở vận dụng các quy định của pháp luật để tìm ra phương án tuân thủ pháp luật cho bạn nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí.
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Ngọc Diệp
[…] Còn tiếp (Phần 2) […]