
Theo quy định của Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH số 58/2014/QH13; Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH thì từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017 tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Với quy định này, mức chi phí mà các doanh nghiệp phải chi trả tăng thêm hằng tháng chỉ với riêng vấn đề bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là rất lớn, tương đương 18% giá trị các khoản phụ cấp lương để đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ. Từ đó, nảy sinh nhu cầu, cho dù có phần không hợp pháp là các doanh nghiệp sẽ tiến hành một số thủ thuật nhỏ để phần nào giảm bớt chi phí đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho NLĐ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Dưới đây, Tư vấn Nhật Hướng sẽ phân tích cụ thể về thực trạng các phương thức mà các doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng để giảm bớt gánh nặng về bảo hiểm xã hội.
Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác làm căn cứ đóng BHXH được ghi trong hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
Các khoản tính đóng BHXH | Các khoản không tính đóng BHXH | |
(1) | (2) | |
Tiền lương | Phụ cấp lương (là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ) | Khoản chế độ và phúc lợi |
Phụ cấp chức vụ, chức danh | Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến. | |
Phụ cấp trách nhiệm | Tiền ăn giữa ca | |
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ | |
Phụ cấp thâm niên | Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp | |
Phụ cấp khu vực | Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác như tiền trang điểm,… | |
Phụ cấp lưu động | ||
Phụ cấp thu hút | ||
Các phụ cấp có tính chất tương tự |
Từ bảng trên ta có thể thấy tồn tại một số khoản tiền ở thời điểm hiện nay sẽ không bị buộc tính vào tiền lương và phụ cấp dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng thỏa thuận với người lao động nhằm sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động trên cơ sở xác định lại tên cho các khoản phụ cấp trước đây theo hướng ghi nhận thành các khoản không phải đóng bảo hiểm xã hội, ví dụ: phụ cấp trách nhiệm sẽ được chuyển thành tiền đi lại hoặc điện thoại…, Tức đơn thuần là thực hiện động tác chuyển các mục ở khoản (1) về khoản (2) ở bảng trên
Với phương thức này, về phía người lao động, tổng mức lương của họ về cơ bản không thay đổi, tuy nhiên mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội lại có sự biến thiên rõ rệt theo hướng giảm. Tức, về thực chất tổng lương thực lãnh của người lao động không giảm mà có khả năng cao hơn trước 8%, do phần trích nộp đóng bảo hiểm xã hội đã được giảm xuống.
Trước mắt, đây có vẻ là một phương án tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp và tăng thu nhập thực lãnh của người lao động. Tuy nhiên, xét về lâu dài, các doanh nghiệp nên cân nhắc đến các lợi ích về sau mà bảo hiểm xã hội mang đến cho người lao động, trong đó liên quan trực tiếp đến mức lương đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm hiện tại của người lao động.
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Ngọc Diệp
(Khuyến nghị: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật và chủ trương của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Người dùng khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
[…] […]